Cách may Áo thun cổ lọ sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như dễ mặc, dễ phối đồ, giữ ấm cho cơ thể tốt… do vậy chúng là trang phục không thể thiếu vào mùa thu đông của mỗi chị em. Bên cạnh đó, việc may áo thun cũng khá đơn giản và dễ làm, không đòi hỏi tay nghề giỏi hay các chi tiết cầu kỳ có độ khó cao.
Vì vậy hôm nay daynghemay.vn sẽ gửi tới quý bạn đọc công thức cắt may áo thun cơ bản. Với công thức này, bạn hoàn toàn có thể tự mình tìm hiểu và thực hiện tại nhà mà không cần tới sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Hãy cùng bắt tay ngay vào làm với chúng tôi nhé!
Cách may áo thun cơ bản
Lựa chọn chất viết vải áo
Khi lựa chọn chất liệu thể thực hiện theo công thức cắt may áo thun, bạn nên chọn vải có độ co dãn tốt như thun lạnh, cotton hay len để sau khi hoàn thành, sản phẩm vừa vặn ôm sát cơ thể giúp tôn lên đường cong xinh đẹp của người phụ nữ.
Cách tính vải may áo thun
Lấy các số đo cơ thể: Vai, vòng ngực, dài tay áo, dài áo, eo, cửa tay, bắp tay.
Khổ vải 1.5 mét. Dài vải = dài tay áo + dài áo + 20 cm.
Cách may áo thun thân trước
– Xác định số đo dài áo = oo1. Ngang vai OA1 = 1/2 vai. Ngang cổ cơ bản oa = 6 cm đến 7 cm.
– OB Sâu cổ = OA cộng thêm 1 cm. OB1 hạ ngực = 1/4N – 2 đến 3 cm nếu muốn mặc ôm sát.
– Hạ eo trung bình = OC = 36 cm đến 38 cm
– Hạ xuôi vai từ A1 xuống A2 bằng 4 cm. Ta được cầu vai khi nối A2 với A.
Cách may áo thun thân sau
– Ta có: Ob = cổ thân sau = 2.5 cm. So với vai trước vào thân sau dông lên 1.5 cm. So với thân trước, đường lượn nách thân sau dông ra 1 cm. Thực hiện sang dấu sát phàn sườn thân áo.
– Bỏ dưỡng thân trước ra để xử lý thiết kế thân sau. Đường ngang eo, ngang ngực tiến hành sang dấu.
– Tại các vị trí ngang gấu lùi vào 1cm, ngang eo lùi 1cm, ngang ngực lùi 1 cm. Cần chú ý thân sau không sa vạt.
– Dưỡng thân trước sau khi đã lùi vào 1 cm ở đường sườn thân áo chính là đường ký hiệu màu xanh đậm (do muốn mặc ôm sát và thân sau không có ngực).
– Để đo nách thân trước + vòng nách thân sau, đo vòng cổ thân trước + thân sau, cắt rời dưỡng 2 thân để chuẩn bị vẽ bo cổ lọ và vẽ tay.
– Nếu muốn áo ôm sát, ta lấy điểm B2 trên đường kẻ ngang B1 sao cho B1B2 bằng 1/4N. Tùy thuộc vào độ co giãn của chất vải, nếu vải giãn nhiều thì trừ bớt 1 cm.
– Lấy B3 trên B1B2 sao cho B1B3 = OA1 – 1.5 cm
– Lấy C1 trên đường kẻ ngang qua C sao cho 1/4 eo = CC1.
– Thực hiện dóng thẳng B2 xuống đường kẻ ngang qua O1 là điểm O2. Từ điểm O2 ra 1.5 cm lấy điểm O3.
– Nối A2 với B3, sau đó chia đoạn trên làm 3 tương tự như hình vẽ.
– Lấy O4 bằng cách từ O1 xuống 1.5 cm, ta được gấu áo khi thực hiện nối cong gấu từ O3 về O4. Vòng cổ vẽ như cổ áo cơ bản, đường lượn nách vẽ từ A2 -> B2 như hình.
– Thực hiện cắt sát đường thân trước rời ra, sau đó ốp lên một phần giấy khác để tiến hành thiết kế thân sau.
Tiến hành may tay áo
– Ta có: Dài tay áo = Ad; Cửa tay = Cd = Số đo. AB = (Vòng nách thân sau + vòng nách thân trước)/ 2
– Đoạn AB chia làm 3. Mang tay trước xác định như hình, mang tay sau so với mang tay trước dông lên 0.5 cm.
– Sâu đầu tay từ 11 cm đến 13 cm.
Công đoạn thực hiện may áo thun như sau
Ốp dưỡng vãi lên, tại sườn thân áo chừa lại đường may là 1 cm;
Gấu tay, gấu áo chừa 2cm;
Chừa 0.7 cm vòng nách;
Chừa 0.7 cm đường lượn tay;
Chừa 1 cm sườn tay áo;
Chừa 1 cm đường vòng cổ;
Miếng bo cổ lọ bằng vải chính,
Để may với cổ của thân áo thì chừa mép vải dưới 1 cm.
Tổng kết
Trên đây là nội dung giới thiệu công thức cắt may áo thun cơ bản mà daynghemay.vn giới thiệu tới quý bạn đọc. Hy vọng rằng chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc tự thiết kế và cắt may những chiếc áo thun xinh xắn, vừa vặn dành cho bản thân cũng như làm quà tặng cho gia đình, bạn bè của mình.